Mua xe của ngân hàng thanh lý là một trong những cách để tiết kiệm chi phí với nhiều người. Ngoài ưu điểm về giá, hình thức mua xe này còn có những điều gì cần lưu ý? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây từ Caready nhé!
Table of Contents
Ô tô ngân hàng thanh lý là gì?
Khi khách hàng sử dụng dịch vụ vay tại ngân hàng thì phải ký Hợp đồng thế chấp tài sản. Nhiều khách hàng chọn tài sản thế chấp là chiếc ô tô của mình. Khi khách hàng không trả nợ theo Hợp đồng tín dụng đã ký thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản đã thế chấp ( chiếc ô tô) đó để thu hồi nợ.
Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ, trong đó lĩnh vực vận tải là một ví dụ điển hình. Điều này dẫn đến tình trạng hàng loạt ngân hàng thông báo rao bán ô tô là tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu để xử lý và thu hồi nợ với mức giá thấp hơn so với giá thị trường.
Ô tô được ngân hàng rao bán theo hai hình thức mua bán trực tiếp hoặc thông qua đấu giá. Khách hàng có thể liên hệ với ngân hàng và làm các thủ tục nếu muốn mua trực tiếp, còn hình thức bán đấu giá sẽ thông qua một bên thứ ba.
Có nên mua ô tô ngân hàng thanh lý không?
Ưu điểm
Giá rẻ
Vì mục đích chính của ngân hàng là thanh lý xe để nhanh chóng thu hồi nợ, thế nên giá bán của những chiếc xe này thường thấp hơn giá thị trường từ 30-120 triệu đồng. Cùng với một số tiền, bạn có thể sở hữu dòng xe cao hơn khi mua xe ngân hàng thanh lý thay vì mua xe mới.
Tiết kiệm chi phí đăng ký, bấm biển
Vì xe đã qua sử dụng nên khi đăng ký, bấm biển số mới, chi phí sẽ thấp hơn so với xe mới cùng loại.
Nếu như xe mới, bạn sẽ mất 10%-12% cho lệ phí trước bạ thì khi mua xe cũ, công thức tính lệ phí trước bạ như sau:
LPTB xe cũ = Giá xe mới x Tỷ lệ giá trị xe hiện tại x 2% |
Ví dụ, chiếc Mazda2 1.5AT mới có giá 479 000 000 đồng, nếu mua xe ở TP HCM, bạn sẽ mất 47 900 000 để đóng LPTB.
Nhưng, khi mua mẫu xe đó được sản xuất vào năm 2017, cách thời điểm hiện tại 5 năm, giá trị xe chỉ còn 50%. Như vậy, LPTB bạn cần đóng khi mua xe Mazda2 cũ là: 479 000 000 x 50% x 2% = 4 790 000 đồng.
Dự toán chi phí cần thiết khi mua ô tô nhanh chóng, chính xác bằng công cụ Dự toán chi phí của Caready.
Đảm bảo về nguồn gốc và đầy đủ giấy tờ
Theo chia sẻ của một nhân viên ngân hàng, khi làm thủ tục thế chấp, bên ngân hàng luôn có bộ phận thẩm định tài sản và định giá, cho đến khi thu hồi và thanh lý đều giữ nguyên trạng tài sản. Nhờ đó, xe thanh lý luôn được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ và đầy đủ giấy tờ.
Nhược điểm
Số lượng giới hạn
Vì ngân hàng chỉ thanh lý xe theo đợt, với số lượng giới hạn, nên có thể bạn sẽ không tìm được mẫu xe mà mình mong muốn.
Không được lái thử
Khi mua xe ngân hàng thanh lý, bạn chỉ được đến xem xe, có thể mời thợ xe đến kiểm tra chất lượng nhưng cũng không phản ánh được toàn bộ chất lượng xe so với việc chạy thử.
Không có chính sách mua trả góp
Nhiều người chia sẻ rằng, mua xe ngân hàng thanh lý là “mua đứt bán đoạn”, nghĩa là người mua phải trả 100% số tiền, không có chính sách trả góp khi mua, bởi mục đích chính của ngân hàng là nhanh chóng bán được xe để thu hồi nợ.
Thủ tục pháp lý
Đây là trở ngại lớn nhất khi mua xe ngân hàng thanh lý. Bởi, kể từ thời điểm bạn giao dịch mua xe với ngân hàng, bạn sẽ mất khoảng 3 tuần để ngân hàng hoàn tất thủ tục, giấy tờ với chủ cũ, sau đó mới tiếp tục sang tên cho chủ mới. Có thể bạn phải mất hơn 1 tháng mới nhận được chiếc xe của mình
Vấn đề về bảo dưỡng, sửa chữa
Khi những chiếc xe được ngân hàng rao bán để thu hồi nợ thì trước đó, có thể chúng đã phải nằm ở các kho bãi trong một thời gian dài. Điều kiện bảo quản kém, xe không được sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến nhiều hỏng hóc về lốp, ắc quy, đặc biệt là nội thất bị xuống cấp, nấm mốc,…
Vì thế, sau khi mua xong, bạn cần đưa xe đến xưởng uy tín để bảo dưỡng, thay thế các chi tiết bị hao mòn, hỏng hóc để xe có thể vận hành tốt nhất.
Vấn đề về đăng kiểm
Vì những chiếc xe cần thanh lý đã nằm ở kho, bãi quá lâu, có thể chúng đã hết hạn đăng kiểm. Khi mua xe, khách hàng cần mang xe đến trạm đăng kiểm để xe được lưu hành hợp pháp trên đường.
Mua ô tô thanh lý từ các ngân hàng có thể rẻ về giá cả, đảm bảo nguồn gốc tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến các thủ tục pháp lý, tính toán các chi phí phát sinh và khả năng tài chính của mình trước khi quyết định nhé!
Xem thêm: Cách tích chi phí nuôi xe hằng tháng/ năm chi tiết nhất